Mụn bọc là gì? Nguyên nhân bị mụn bọc?

Mụn bọc là gì? Và nguyên nhân mụn bọc xuất hiện liên miên trên làn da của bạn khiến bạn khó chịu? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Đã cập nhật 16 tháng 9 năm 2020

Bởi

Mụn bọc là gì? Nguyên nhân bị mụn bọc?

Mụn bọc luôn là kẻ thù đáng sợ của mọi làn da. Chúng không chỉ gây khó chịu, gây đau mà còn để lại “dấu vết” nếu bạn không chăm sóc chữa trị kịp thời. Vì vậy trước khi tìm hiểu các cách trị mụn bọc bạn hãy hiểu rõ mụn bọc là gì và nguyên nhân do đầu gây ra bụn bọc nhé!

Những điều cần biết về cách trị mụn bọc
Những điều cần biết về cách trị mụn bọc (Nguồn: Internet)

Mụn bọc là gì?

Mụn bọc là gì?
Hình ảnh lát cắt của da mụn bọc (Nguồn: Internet)

Muốm biết cách “giải tán” đám mụn này thì phải hiểu mụn bọc là gì cái đã! Mụn bọc là loại mụn hình thành do sự viêm nhiễm của vi khuẩn P.acnes sống ở nang lông. Vi khuẩn này sẽ không gây hại cho da ở điều kiện bình thường. Nhưng nếu lỗ chân lông bị bã nhờn bịt kín sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn đi sâu vào trong da gây viêm nhiễm và hình thành mụn.

Các dạng mụn bọc thường gặp

1. Mụn bọc không nhân

Các loại mụn 1
Các loại mụn 1 (Nguồn: Pinterest)

Khi da mặt tiết bã nhờn quá nhiều và không được vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ như một lớp keo dính các chất bụi bẩn và tế bào chết, hình thành nên một môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Khi vi khuẩn lan rộng và đi sâu vào lớp đáy biểu bì sẽ tạo ra những nốt mụn bọc không nhân gây đau nhức và việc điều trị thường rất khó khăn.

Mụn không nhân còn được coi là giai đoạn đầu của mụn mủ. Nếu làn da không được điều trị tốt cũng như vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ phát triển mạnh và gây ra những hệ lụy như: sẹo rỗ, thâm mụn…

2. Mụn bọc sưng không đầu

Mụn bọc sưng không đầu thực chất là dạng mụn bọc bị sưng to, đỏ ửng ở các vùng da xung quanh, khi sờ vào sẽ rất cứng. Loại mụn này cũng có nhân nằm sâu trong da và nang lông nên thường rất lâu khỏi. Mụn bọc sưng không đầu là loại mụn đáng sợ nhất khi vừa gây cảm giác nhức nhối dưới da vừa khó để điều trị, đồng thời gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Những người ở tuổi dậy thì rất dễ bị mụn này do thời kỳ nội tiết tố hoạt động mạnh. Nếu không có cách điều trị kịp thời, mụn sẽ lây lan rộng ra mặt và dễ tái đi tái lại.

3. Mụn bọc trắng

Các loại mụn 2
Các loại mụn 2 (Nguồn: Pinterest)

Mụn bọc trắng rất dễ tấn công ồ ạt vào mùa hè. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể tích tụ nhiều độc tố, vi khuẩn P.acnes phát triển quá mức. Bên cạnh đó, thời tiết tăng 1 độ thì da mặt sẽ tăng tiết bã nhờn tới 10%. Điều này khiến da bị nhờn bóng, dễ bít tắc lỗ chân lông khiến mụn nổi lên.

Khác với những loại mụn khác, mụn bọc trắng thường không sưng và viêm đỏ. Chúng nổi thành những nốt gồ ghề trên bề mặt da thành từng mảng sần sùi. Loại mụn này sẽ rất khó điều trị nếu không có sự hỗ trợ của các dụng cụ nặn mụn chuyên dụng.

4. Mụn bọc máu

Mụn bọc máu cũng là một loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì. Biểu hiện của loại mụn này là các nốt to tròn, có mủ và kèm theo máu. Chúng có kích thước to, có đầu mủ trắng tròn.

Nếu không chăm sóc đúng cách, mụn bị vỡ có thể lây lan sang vùng da xung quanh và khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Mụn bọc bị chai

Mụn bọc bị chai là loại mụn có nhân mụn bị đông cứng dưới bề mặt da. Sở dĩ, mụn bọc bị chai, sưng to vì phần nhân mụn nằm bên trong các lớp da không được loại bỏ hoàn toàn. Khi bị tác động bởi các tác nhân như bụi bẩn, vi khuẩn,  hoặc việc nặn mụn khiến chúng bị chai lì, không xẹp xuống mà cũng không thể trồi lên trên được, bị vôi hóa và cứng lại.

Khi mụn chín, các nhân mụn sẽ đẩy ra ngoài da giúp bạn dễ lấy bỏ hơn. Nhưng đôi khi đầu mụn bọc nhẵn, tròn và chai khiến bạn khó lấy mụn và gây đau.

6. Mụn bọc có mủ

Các loại mụn 3
Các loại mụn 3 (Nguồn: Pinterest)

Mụn bọc mủ là biểu hiện của viêm nhiễm da trầm trọng. Nguyên nhân hình thành là do các ổ vi khuẩn dưới lỗ chân lông gây viêm nhiễm và xuất hiện trên bề mặt da.

Mụn bọc có mủ khác với các loại mụn khác như mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn đầu trắng,… là kích thước lớn hơn. Loại mụn này gây đau đớn và mất thẩm mỹ nghiêm trọng cho người bị mụn, đặc biệt là khi nổi trên bề mặt da thì rất dễ bị vỡ.

7. Mụn bọc nước

Biểu hiện của mụn bọc nước là phần da trồi lên, có chứa dịch bên trong. Khi bị nhiễm trùng, mụn nước sẽ chứa đầy mủ vàng và máu, gây sưng đau, đỏ, và ngứa.

Loại mụn này thường xuyên tái phát và mọc ở những nơi bất thường như mí mắt, trong miệng, mép, rìa môi.

4 Nguyên nhân gây ra mụn bọc

1. Thay đổi hormone

Thay đổi hormone làm sinh ra mụn (Nguồn: Internet)

Tuổi dậy thì là giai đoạn hormone sinh dục tăng cao khiến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Lượng bã nhờn dư thừa sẽ gây bít tắt lỗ chân lông và sinh ra mụn. Ngoài ra, một số chị em khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt đều bị nổi mụn cũng chính vì sự rối loạn hormone này.

2. Chế độ ăn uống không đều

Chế độ ăn không ổn định cũng là nguyên nhân sinh mụn (Nguồn: Internet)

Nên cố gắng quản lý thói quen ăn uống của mình đều đặn hơn. Tùy cơ địa mà sử dụng loại thực phẩm hợp lý. Nhưng luôn nhớ rằng, chế độ ăn với nhiều chất béo, dầu mỡ, đường, cay nóng… luôn là nguyên nhân gây ra mụn khiến cách trị mụn bọc không phát huy được hiệu quả.

3. Môi trường ô nhiễm

Giữ mặt khỏi bụi bẩn để ngăn mụn (Nguồn: Internet)

Ánh nắng làm làn da bị tổn thương. Còn môi trường ô nhiễm và khói bụi làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến sinh ra mụn. Đặc biệt thói quen hay sờ tay lên mặt vô tình đưa bụi bẩn và vi khuẩn vào lỗ chân lông cũng sẽ gây nên mụn, ảnh hưởng đến các mụn bọc thường ngày.

4. Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách

Trang điểm nhiều, tẩy trang không kỹ làm sinh mụn bọc

Mỹ phẩm có thể chứa một số chất gây kích ứng da sinh ra mụn. Tùy từng người, có trang điểm bị mụn và cũng có người không. Ngoài ra, sau khi trang điểm hãy tẩy trang thật sạch vì cặn mỹ phẩm sẽ gây bít tắt lỗ chân lông gây ra mụn.

Nguyên nhân đã rõ ràng thì việc ngăn chặn và điều trị sẽ đơn giản hơn nhiều đấy!

Xem thêm: 10 cách trị mụn bọc tại nhà nhanh nhất, an toàn và hiệu quả

Nguồn tham khảo: Mụn bọc là gì? Cách trị mụn bọc hiệu quả, đơn giản | Đẹp 365